Da bị bạch biến có nguy cơ ung thư cao hơn

Ngoài việc gây mất thẩm mỹ khá nghiêm trọng thì chứng bị bạch biến dễ khiến da mắc ung thư hơn bình thường.


Hắc sắc tố melanin thường bị chị em coi là kẻ thù khi nó khiến da bị tối màu, đen sạm, nám,...phụ nữ muốn tắm trắng thường phải bỏ ra rất nhiều tiền để giảm hoặc ức chế sự xuất hiện của melanin. Tuy nhiên, những người bị chứng bạch biến thì da họ thiếu melenin trầm trọng, phân bố không đều,...trông rất mất thẩm mỹ và gần như chưa có cách gì triệt để để xử lý. Ngoài ra, một vài nghiên cứu cho rằng da bạch biến dễ mắc ung thư hơn da thường.

Để hiểu rõ vấn đề này, mời đọc bài "Người bị bạch biến dễ mắc ung thư da" đăng trên VnExpress như sau:

Do có tình trạng mất sắc tố melanin, vùng da bạch biến rất dễ bị bỏng nắng và dẫn đến ung thư da.

Bác sĩ Lê Đức Thọ, Bệnh viện CIH TP HCM, cho biết bạch biến là bệnh da lành tính, không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe chung nhưng gây mất thẩm mỹ, khiến bệnh nhân đau khổ và mặc cảm. Nghiên cứu trên bệnh nhân cho thấy hiện tượng mất sắc tố melanin không rõ nguyên nhân gây ra tổn thương khiến một hoặc nhiều vùng da bị biến đổi màu sắc. Vùng da không có tế bào hắc tố sẽ tạo nên những dát mất sắc tố nhưng không mất cảm giác.

Ảnh: Health.

Phân bổ sang thương bạch biến thường có sự đối xứng. Sang thương xuất hiện nhiều ở mặt, cổ, ngực, cơ quan sinh dục ngoài, quanh các lỗ thiên nhiên, niêm mạc, mặt duỗi bàn tay, bàn chân. Lông, tóc trên vùng da bệnh cũng bạc màu. Bệnh có thể khu trú chỉ với một hoặc vài tổn thương hay lan tỏa rộng hơn, nhiều hơn, thậm chí chiếm đến trên 80% diện tích cơ thể. 

Nghiên cứu trên Fitzpatrick’s Dermatology ghi nhận bệnh bạch biến xảy ra khắp nơi, không phân biệt tuổi, giới tính hay chủng tộc, chiếm tỷ lệ 1đến 2% dân số thế giới. Do có tình trạng mất sắc tố melanin, vùng da bạch biến rất dễ bị bỏng nắng và bệnh nhân có nguy cơ cao bị ung thư da. Bệnh thường kết hợp với những bất thường ở mắt, đặc biệt là viêm mống mắt.

Hiện chưa rõ nguyên nhân gây bạch biến. Nhiều giả thiết cho rằng có thể do các yếu tố tự miễn, tự độc tế bào, di truyền hay thần kinh gây ra. Bên cạnh đó, các điều kiện thuận lợi gây khởi phát bạch biến là stress, chấn thương, tiếp xúc với hóa chất (phenol, thiol), phỏng nắng, bệnh tự miễn như rụng tóc từng vùng, bệnh tuyến giáp tự miễn Graves, thiếu máu ác tính, tiểu đường tuýp 1, bệnh Addison, viêm gan tự miễn. 

Theo bác sĩ Thọ, từ 15 đến 20% trường hợp bệnh bạch biến có thể tự khỏi sau một thời gian mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên, với nhiều trường hợp bệnh bạch biến gây cảm xúc căng thẳng nghiêm trọng cho bệnh nhân thì cần phải điều trị.

Có nhiều phương pháp điều trị bạch biến nhằm phục hồi sắc tố cho vùng da bệnh, chẳng hạn như dùng kem, thuốc, phẫu thuật, điều hòa miễn dịch tại chỗ... Song theo bác sĩ Thọ, không có cách điều trị nào mang lại hiệu quả 100%, mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm riêng nên không phải thích hợp cho tất cả bệnh nhân. Vì thời gian điều trị kéo dài và có thể gây ra một số tai biến không mong muốn, nên cần có bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi thường xuyên.

Cũng may chứng da bị bạch biến vẫn có vài phương cách để khắc phục, nhưng vẫn cần thăm khám chuyên môn để chọn hướng đi tốt nhất. Qua đó, ta thấy rằng hắc sắc tố melanin ở mức bình thường vẫn rất hữu ích cho cơ thể về mặt sức khỏe, nên chị em nào muốn tắm trắng cũng cần cân nhắc mức độ cho mình.

Thanh Thái

Bài đăng phổ biến từ blog này

Số người thích đeo nhẫn vàng 24k nữ 1 chỉ nhiều hay ít?

Giá nhẫn kim tiền vàng 18K năm 2021 hiện nay là bao nhiêu?

Nên nghe nhạc thiền tịnh tâm gồm những ai?