Giá kim cương ai sẽ theo dõi thường xuyên?

Không phải ai cũng chịu khó theo dõi giá kim cương lên xuống vì rất ít người có thể mua được loại đá đắt tiền này.

Giá kim cương ai sẽ theo dõi thường xuyên? Câu hỏi tưởng chừng như vô thưởng vô phạt này lại đem đến rất nhiều thông tin thú vị. Cùng tìm và hiểu vì đâu hình thành sự quan tâm đến giá kim cương, qua đó nhận biết được nhu cầu của thị trường là thế nào. Bao gồm sự tính toán trong đầu tư mang màu sắc doanh nhân, mua tặng người yêu có màu giàu sang, hoặc làm quà đính hôn chứa chan tình yêu đôi lứa.

Nhẫn đính kim cương giá trị rất caoẢnh: sưu tầm

I. Giá kim cương do ai quyết định?

1. Sự lạm phát tác động như thế nào đến giá kim cương

Lạm phát là tỷ lệ trượt giá theo thời gian của các đồng tiền. Đây là xu hướng tất yếu và luôn gặp ở bất kỳ nền tài chính nào. Tuy thế, nếu các chính phủ có thể kiểm soát tốt, thì mức lạm phát sẽ ở trong phạm vi có thể chấp nhận được.

Kim cương vốn dĩ từ rất lâu đã được công nhận là món trang sức quý. Do thế, giá trị của nó cũng thay đổi, và biến động phần nào đó theo thời gian. Số liệu biểu đồ giá kim cương cho thấy, theo thời gian thì giá kim cương có một mức tăng tương ứng.

Trên thực tế, giá kim cương cũng chịu tác động một phần bởi lạm phát. Tức sự biến động theo thời gian có sự góp mặt của việc đồng tiền trượt giá. Trong giai đoạn 1960 đến năm 2010,  2000 USD tăng tương ứng lên 52,000 USD. Cũng trong giai đoạn đó, giá kim cương tự nhiên có sự tăng tương ứng là 2,700 USD lên 24,500 USD. Mức tăng này có một tỉ lệ nhất định, và chịu tác động bởi nền kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa ta có thể quy ngược lại, rằng giá trị kim cương phản ánh sự biến động của tài chính. Bởi rất khác với các loại tài sản khác, kim cương dường như không chịu tác động của nhu cầu người dùng, hay chính sách. Có thể trong một số trường hợp sẽ có, nhưng những tình huống đó không rõ ràng, và không quá đặc trưng khi nhắc đến.

2. Vậy, giá kim cương được cấu thành từ những yếu tố nào?

Giá kim cương được cấu thành từ 3 yếu tố quan trọng: giá trị nội tại, giá trị khai thác, và giá trị bảo hiểm.

Giá trị nội tại phản ánh quan điểm, cách nhìn nhận của mọi người với viên kim cương. Khi đeo một chiếc nhẫn đính kim cương, người dùng được mặc định là sang trọng, đẳng cấp. Điều này với một chiếc nhẫn đính đá bình thường khó đạt được. Giá trị nội tại tạo nên sức ảnh hưởng, hấp dẫn cho người sử dụng trong thực tế.

Giá trị khai thác là chi phí tìm kiếm, chế tác và vận hành để đảm bảo giá trị của sản phẩm. Giá trị khai thác trong nhiều trường hợp được xem là giá trị lớn nhất của mỗi viên kim cương. Đây cũng là thành tố quan trọng, là hệ quả của việc hiếm có, hấp dẫn vô cùng của mỗi một sản phẩm.

Giá trị cuối cùng chính là giá trị bảo hiểm, đây là giá trị vô hình và khiến kim cương trở nên đắt đỏ đến như thế. Giá trị bảo hiểm là giá trị ảo, độc lập nhưng quyết định phần lớn giá trị của kim cương. Giá trị bảo hiểm nhằm đảm bảo giá trị của kim cương không bị mất, không bị trượt giá theo thời gian. Đồng thời, cũng giữ giá kim cương được ổn định, đem lại sự đẳng cấp cho người dùng.

Trên thực tế, giá trị nội tại khiến kim cương được nhiều người dùng hơn, chú ý và sử dụng hơn. Giá trị khai thác giúp nhìn nhận tính thực dụng trong khai thác, sử dụng của kim cương. Và giá trị bảo hiểm nhằm củng cố và phát triển sự sang trọng, xa xỉ cho sản phẩm.

3. Kim cương định định giá như thế nào?

Để định giá mỗi một viên kim cương, chúng ta dùng định luật Tavernier để xác định giá trị. Jean-Baptiste Tavernier (1605–1689) là nhà buôn, nhà du lịch người Pháp ở thế kỷ XVII. Ông nổi tiếng với việc bán viên Tavernier Blue 116 carat cho vua Louis XIV vào năm 1668. Giá trị thời đó của viên kim cương là 120,000 livres, tương đương 172,000 ounce vàng nguyên chất.

Định luật Tavernier phát triển từ những nghiên cứu, định giá của Jean-Baptiste Tavernier để tính giá kim cương. Theo đó, giá của mỗi một viên kim cương sẽ tăng tương với với kích thước của nó, càng lớn thì giá tăng càng nhanh. Công thức tính được xác định theo công thức:

Công thức tính giá kim cương: W2*C

Trong đó:    W là trọng lượng, đơn vị tính là carat.
                   C là hằng số giá trị của mỗi carat, đơn vị tính là USD.
Ví dụ:
1 carat = 1,000 USD.
2 carat = 4,000 USD.
5 carat = 25.000 USD.


Giá kim cương thường chịu ảnh hưởng bởi nguồn cung, đặc biệt là sự tham gia của tập đoàn khai thác De Beers. Tuy nhiên, kể từ sau 2001, vai trò của De Beers dần giảm xuống. Khi ấy, thị trường giá của kim cương cũng trở nên phân mảnh hơn.

Kể từ đây, người dùng bắt đầu quan tâm, tìm hiểu giá kim cương nhiều hơn, đặc biệt là trong giới thương nhân. Sự theo dõi này nhằm đảm bảo rằng giá kim cương khi mua bán luôn ổn định và thu lợi nhiều nhất.

II. Giá kim cương ai sẽ theo dõi thường xuyên?

Giá kim cương thường không biến động quá nhiều theo năm tháng, khu vực địa lý. Tuy nhiên, nếu những người quan tâm, sẽ nhìn thấy sự biến động này diễn ra như thế nào. Cụ thể, chúng ta có 4 nhóm theo dõi giá kim cương nhiều nhất: người dùng, nghệ nhân, Nhà phân phối và đơn vị khai thác.

Khách đi xem giá kim cương tại quầy
Ảnh: sưu tầm

1. Người dùng theo dõi giá kim cương để làm gì?

Người dùng được xem là điểm đến cuối cùng của mỗi một viên kim cương trong chuỗi cung ứng. Người dùng là nhóm những người có sự quan tâm, và muốn tìm hiểu để sở hữu kim cương. Cụ thể, đó là nhóm người muốn chứng tỏ đẳng cấp (giá trị bảo hiểm) và người dùng thực dụng (giá trị nội tại).

Với nhóm muốn chứng tỏ đẳng cấp, đó là nhóm người dùng khá giả, có địa vị trong xã hội. Mục đích tìm hiểu giá kim cương của nhóm này là xác định viên kim cương nào đắt giá nhất. Bởi trong tư tưởng của nhóm này, viên kim cương càng đắt thì càng đẹp, càng đẳng cấp.

Luận điểm này được xem là cốt lõi, được vun đắp từ các đơn vị khai thác kim cương. Qua đó, thêm nhiều người tìm hiểu và lựa chọn kim cương để sử dụng trong đời sống và trong mọi dịp.

Với nhóm người dùng thực dụng, đây là nhóm người có nhu cầu thực tế như mua nhẫn cưới, tích trữ tài sản. Với nhóm người này, điều họ quan tâm nhất chính là giá thành cạnh tranh. Do thế, việc cập nhật giá kim cương sẽ giúp họ mua được sản phẩm với mức giá tốt nhất. Đó cũng là điều quan trọng trong việc lựa chọn, tìm kiếm món trang sức ưng ý. Điều này khác với nhóm ở trên, là quan tâm đến lựa chọn có mức giá cao nhất để thể hiện đẳng cấp.

Nhìn chung, đây là nhóm người cùng cuối của mỗi một sản phẩm. Tức sẽ là người xem kim cương là món trang sức, tài sản của cá nhân.

2. Nghệ nhân tìm kiếm lựa chọn phù hợp để chế tác

Các nghệ nhân tìm hiểu giá kim cương là để định giá sản phẩm sao cho phù hợp. Giá kim cương tuy ổn định theo thời gian, nhưng nếu đánh giá riêng lẻ thì vẫn có sự biến động. Đặc biệt nếu xét thêm các yếu tố phụ cận như giác cắt, nước màu… của sản phẩm.

Các nghệ nhân khi tìm hiểu giá kim cương, sẽ định lượng được giá trị mà sản phẩm ấy có. Để qua đó, sẽ định giá chuẩn cho từng sản phẩm khi chế tác được. Điều này là quan trọng, để phân tầng giá trị giữa các sản phẩm trang sức đang có.

Anh Cường – một nghệ nhân tại một công ty trang sức thiết kế trên đường Huỳnh Văn Bánh (Phú Nhuận) nhận định rằng, “Việc theo dõi giá kim cương, hay những đá quý khác là điều cần thiết. Bởi khi mình biết được giá của từng viên kim cương, sẽ cân đối và bỏ công sức phù hợp. Khi ấy, giá trị của mỗi một sản phẩm làm ra mình sẽ kiểm soát được, và thể hiện đúng giá trị của chất liệu”.

Kênh theo dõi thông tin giá kim cương của các nghệ nhân thường là thông qua mạng lưới người làm nghề. Qua việc trao đổi chuyên môn lẫn thông tin, các nghệ nhân sẽ chủ động, điều chỉnh được từng giá trị của sản phẩm. Nếu một nghệ nhân không quan tâm đến điều này, sẽ dễ dẫn đến những tình xuống kết hợp sai lệch. Ví dụ sử dụng một viên kim cương nhân tạo có giá vài trăm nghìn để đính lên chiếc nhẫn vàng cầu kỳ.

3. Nhà phân phối trang sức tìm hiểu để điều tiết nguồn hàng hợp lý

Bán, buôn là phải có lời và các nhà phân phối, cung cấp nguồn kim cương thì điều này lại càng rõ ràng. Trên thực tế, các nhà phân phối tìm hiểu giá kim cương để cung ứng, phân phối giá cả trên thị trường sao cho ổn định.

Nhìn chung, khi ra thị trường giá kim cương sẽ có một chút chênh lệch trong từng thời điểm nhất định. Sự biến động này tùy thuộc vào nguồn cung và sức hấp dẫn trong từng thời điểm. Ví dụ, dịp gần mùa cưới thì giá trang sức, kim cương sẽ tăng nhẹ. Dịp thấp điểm thì giá kim cương sẽ giảm để kích cầu, xả bớt hàng tồn.

Những điều này giúp nguồn hàng luôn được điều tiết và cung ứng hợp lý trên thị trường. Khi quan sát giá kim cương thường xuyên, các nhà phân phối cũng nắm được sản phẩm nào được tiêu thụ nhiều. Đó là kích thước, giác cắt lẫn màu nước trên thị trường. Qua đó, người dùng cuối nhận được những sản phẩm trang sức, kim cương chất lượng nhất. Song song với đó, thị trường được đảm bảo nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu.

Tổng quan lại, nhà phân phối cần theo dõi giá kim cương để điều tiết, cung ứng sản phẩm phù hợp. Từ đó, mà tối ưu lợi nhuận thu lại, và đem đến thị trường những lựa chọn tương ứng. Khi giá kim cương trên thị trường được rõ ràng và dễ hình dung. Các nghệ nhân lẫn người dùng cũng sẽ có được những sản phẩm chất lượng và giá thành cạnh tranh.

4. Đơn vị khai thác quyết định giá kim cương trên thị trường

Một thực tế rõ ràng là, giá kim cương trên thị trường được quyết định phần lớn bởi các đơn vị khai thác. Nguồn cung ứng kim cương thô cũng từ đây mà ra. Quan sát, theo dõi giá kim cương sẽ là cách để nắm bắt tín hiệu, giá trị trên thị trường hiện đang thế nào.

Ở Việt Nam, tuy trước đây người ta đã tìm thấy một viên kim cương 2 ly tại Tây Nguyên. Nhưng chưa có thêm bằng chứng nào phản ánh có trữ lượng kim cương tại Việt Nam. Bù vào đó, ở nước ta có rất nhiều mỏ đá quý khác như Ruby, Sapphire hay Aquamarine… rải rác.

Nhìn nhận vào thực tế, kim cương ở Việt Nam tuy không được khai thác, nên việc theo dõi này là không có. Nhưng trên thế giới, việc khai thác kim cương cũng như theo dõi giá của nó là điều tất yếu. Đây là sự phản ánh rằng dòng chảy của thị trường đang dịch chuyển như thế nào. Qua đó, các đơn vị khai thác có thể đầu tư, khai thác các sản phẩm kim cương hiệu quả hơn.

III. Giá kim cương được theo dõi như thế nào?

Giá kim cương, tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng, mà cách theo dõi là khác nhau. Điều này phụ thuộc cách cách tiếp cận, nguồn tin uy tín lẫn lĩnh vực mà mỗi người theo đuổi. Trong phần dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách mỗi người theo dõi giá kim cương.

Cặp đôi đi mua nhẫn kim cương tại cửa hàng
Ảnh: sưu tầm

1. Các kênh, hệ thống bán kim cương

Đây là cách phổ biến, được nhiều người sử dụng trong quá trình theo dõi giá kim cương. Nhìn nhận từ thực tế, việc cập nhật này nhằm đem đến cho người dùng lựa chọn thuận tiện, hữu ích.

Hiện nay, chúng ta có nhiều kênh cập nhất giá kim cương uy tín như Jemmia, Doji, PNJ… Đây là những kênh cung cấp đến người dùng thông tin về giá kim cương đầy trực quan. Tại đây, tin tức về giá kim cương cung cấp đầy trực quan, thực tế.

Theo đó, người dùng dễ dàng có ngay được thông tin mình cần, như từng viên kim cương sẽ có giá là bao nhiêu. Khi ấy, việc tìm và lựa chọn sản phẩm kim cương, sẽ dễ dàng và nhanh phù hợp hơn. Đó cũng là ưu điểm của việc tìm giá kim cương qua các kênh.

Nhược điểm của lựa chọn này, đó là giá kim cương không phải của toàn thị trường. Giá kim cương trong từng hệ thống sẽ là giá của riêng hệ thống ấy. Như thế, nếu người dùng cần một bức tranh lớn về thị trường thì đây không phải là lựa chọn tốt.

Tuy thế, với nhu cầu thực tế, đơn giản là cập nhật ngay giá kim cương. Thì đây là gợi ý hoàn hảo, phù hợp và hữu ích nhất cho mỗi người dùng.

2. Các website, chuyên trang về trang sức

Nếu người dùng cần một lựa chọn chuyên sâu, cùng những phân tích kỹ càng về giá kim cương. Hãy tìm đến những chuyên trang về trang sức như Elle, Vietnamfinance

Tại đây, người dùng sẽ được cung cấp những thông tin giá kim cương mới nhất, nhanh nhất. Song song với điều ấy, là những đánh giá, nhận định về thị trường trang sức. Điều này giúp người dùng nhìn nhận rõ thị trường trang sức như thế nào, giá kim cương biến động ra sao.

Qua đó, sẽ có cho mình những lựa chọn giá kim cương phù hợp, và hiểu rõ thị trường ra sao. Đó là ưu điểm tuyệt đối, hữu hiệu nhất mà người dùng có thể nhận được khi thông qua kênh này. Với những ai cần đầu tư, và đang tìm hiểu biến động trên thị trường trang sức thì đây lại rất phù hợp.

Nhược điểm của lựa chọn này, đó là thông tin thường loãng, không tập trung và liền mạch. Bởi thế, sẽ không phù hợp với những ai chỉ cần một thông tin đơn giản là giá kim cương. Khi ấy, sự cấp thiết, kịp thời sẽ không là điều đồng hành với lựa chọn này.

Nhìn nhận như thế, để ta hình dung rõ là lựa chọn này phù hợp với một nhóm đối tượng nhất định. Chính bởi lẽ đó, người dùng thông thường không cần thiết tìm đến kênh thông tin này.

Như thế, chúng ta phần nào đó hình dung được giá kim cương theo dõi như thế nào, và ai là người theo dõi. Qua đó, ta phần nào đó đánh giá được nhu cầu và mong muốn của thị trường đang thế nào. Song song với đó, ta sẽ lựa chọn được kênh theo dõi giá phù hợp và chất lượng hơn.

IV. Hiểu giá kim cương hình thành ra sao

1. Giá kim cương

Giá kim cương có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào hình dạng, chất lượng cắt, độ trong và màu sắc của viên kim cương. Ví dụ, giá của một viên kim cương một carat có thể dao động từ 1.500 đô la đến hơn 16.000 đô la cho một viên kim cương chất lượng cao, được cắt cực kỳ tốt, trong khi một viên kim cương hai carat có thể có giá thấp nhất là 6.000 đô la hoặc nhiều nhất là 80.000 đô la dựa trên hình dạng của nó, lớp cắt, độ trong và màu sắc.

Các mẫu kim cương gia công thành phẩm giá trị cao
Ảnh: diamondregistry

Như bạn có thể thấy, đây là một phạm vi lớn, với một số viên kim cương có giá cao gấp 10 lần so với những viên kim cương khác có cùng trọng lượng carat.

Giá kim cương phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nên rất khó đưa ra ước tính giá chính xác cho toàn bộ "kim cương". Lớn nhất trong số này là bốn chữ C, mà chúng tôi đã đề cập ngắn gọn trước đó - chất lượng cắt, độ trong, màu sắc và trọng lượng carat.

Bốn chữ C của viên kim cương càng tốt (hoặc, trong trường hợp trọng lượng carat, càng cao) thì càng đắt. Tóm lại, chất lượng kim cương càng tốt thì bạn càng cần phải trả nhiều tiền hơn để mua nó.

Bây giờ, điều này không có nghĩa là bạn không thể có được một viên kim cương chất lượng tốt nếu không trả một khoản tiền lớn. Với kim cương, chìa khóa là tối đa hóa số tiền bạn chi cho các yếu tố ảnh hưởng đến vẻ ngoài của kim cương, đồng thời giảm thiểu số tiền bạn chi cho những yếu tố không ảnh hưởng đến.

Chúng tôi đã trình bày chi tiết hơn về vấn đề này dưới trang. Bây giờ, hãy bắt đầu bằng cách xem cách tính giá của một viên kim cương dựa trên trọng lượng carat, màu sắc, độ trong và các yếu tố khác.

2. Tính giá kim cương trên mỗi Carat

Tất cả kim cương đều có giá trên carat. Giả sử một viên kim cương 0,50 carat có giá 1400 đô la một carat. Giá viên kim cương đó cho viên đá sẽ là $ 1400 * 0,50 hay $ 700. Hoặc giả sử một viên kim cương 1 carat có giá 4.100 đô la một carat. Điều này rất dễ tính toán - vì viên kim cương là 1 carat nên giá của viên đá giống hệt nhau - 4.100 đô la.

Giá kim cương trên mỗi carat tăng khi bạn chuyển lên các loại có trọng lượng cao hơn. Tóm lại, trọng lượng carat của viên kim cương càng cao thì tổng số tiền bạn cần trả cho mỗi carat để mua viên kim cương càng cao.

Do đó, giá kim cương tăng theo cấp số nhân với trọng lượng, vì giá của chúng tăng do trọng lượng tăng và do giá mỗi carat cao hơn đối với loại trọng lượng tăng.

Vì giá kim cương có thể thay đổi tùy theo hình dạng, chúng tôi đã sử dụng kiểu cắt tròn rực rỡ (hình dạng kim cương phổ biến và đắt tiền nhất) cho dữ liệu của mình.

Bạn có thể tìm thêm thông tin về mối quan hệ giữa hình dạng của một viên kim cương và giá của nó trong hướng dẫn của chúng tôi về hình dạng và giá cả của viên kim cương.

Để cung cấp dữ liệu hữu ích, chúng tôi cũng đã giới hạn tìm kiếm của mình đối với những viên kim cương có cấp màu từ K trở lên và cấp độ trong là SI2 trở lên.

Trên thực tế, có thể phạm vi giá mỗi carat thực sự rộng hơn mức này. Ví dụ, một viên kim cương có cấp độ màu và độ trong rất thấp (ví dụ: M và I1) có thể có giá trên mỗi carat thấp hơn một chút so với các mức giá được liệt kê ở trên.

Tuy nhiên, liệu đây có phải là một viên kim cương đáng mơ ước? Ngoài những trường hợp nhất định, rất có thể là không. Ở đầu kia của thang đo, mức giá cao nhất được liệt kê ở trên được dành cho những viên kim cương có độ trong và màu sắc đặc biệt cao, thường không mang lại giá trị lý tưởng cho đồng tiền.

3. Giá 1 viên kim cương

Giá của một viên kim cương 1 carat là từ 1.300 đến 16.500 đô la, tùy thuộc vào các yếu tố như chất lượng cắt, độ trong, màu sắc và hình dạng của viên kim cương.

Dưới đây, chúng tôi đã liệt kê các mức giá trung bình cho kim cương 1 carat ở tất cả 10 hình dạng phổ biến nhất. Giống như ở trên, chúng tôi đã giới hạn tìm kiếm của mình đối với những viên kim cương có độ trong từ SI2 trở lên và loại màu từ K trở lên.

Dưới mốc 1 carat, giá kim cương trên mỗi carat thấp hơn đáng kể. Dưới đây là những gì bạn nên trả cho một viên kim cương nhỏ hơn 1 carat:

  • Giá của một viên kim cương 0,5 carat là bao nhiêu? Một viên kim cương 0,50 carat chất lượng cao (màu H và độ trong từ VS2 trở lên) có giá khoảng 2.500 USD / carat, có nghĩa là giá của chính viên kim cương này là xấp xỉ 1.250 USD.
  • Giá của một viên kim cương 0,25 carat là bao nhiêu? Một viên kim cương 0,25 carat (một phần tư carat) có cùng màu sắc và độ trong như trên có giá khoảng 1.600 USD / carat, khiến giá của viên kim cương này xấp xỉ 425 USD.

4. Giá của 2 viên kim cương Carat

Giá của một viên kim cương 2 carat dao động từ $ 6.500 đến $ 55.000, tùy thuộc vào chất lượng cắt, độ trong, màu sắc và hình dạng của viên kim cương.

Cận mặt viên kim cương thành phẩm
Ảnh: diamondregistry

Dưới đây, chúng tôi đã liệt kê phạm vi giá trung bình cho kim cương 2 carat ở các hình dạng và đường cắt phổ biến nhất. Giống như trên, phạm vi giá của chúng tôi sử dụng cấp màu tối thiểu là K và độ trong tối thiểu là SI2, hạn chế hầu hết các viên kim cương không đủ thẩm mỹ để xem xét.

5. Cách tiết kiệm tiền khi mua kim cương

Như bạn có thể đã nhận thấy, phạm vi giá mà chúng tôi đã liệt kê ở trên cho các hình dạng kim cương khác nhau và trọng lượng carat là rất lớn. Ví dụ, một viên kim cương cắt tròn 2 carat rực rỡ có thể có giá lên đến 50.000 đô la hoặc ít nhất là 7.400 đô la.

Tiết kiệm tiền khi mua một viên kim cương là tìm ra điểm giao nhau giữa chất lượng của một viên kim cương và giá trị đồng tiền của nó.

Có một số bước liên quan đến việc này. Đầu tiên là nhận ra rằng kim cương thường được định giá dựa trên “chủng loại” của chúng chứ không phải là một thước đo khách quan về vẻ ngoài hoặc chất lượng thực tế của chúng.

Thứ hai là hiểu quá trình cắt kim cương ảnh hưởng như thế nào đến giá mà một viên kim cương rời có thể được bán.

Thứ ba là tìm hiểu xem màu sắc và độ trong của kim cương ảnh hưởng như thế nào đến giá của nó, cũng như cách lựa chọn đúng màu và độ trong có thể giúp bạn mua một viên kim cương đẹp với giá phù hợp.

Chúng tôi đã đề cập tất cả ba bước này bên dưới, cùng với các ví dụ về cách mỗi yếu tố ảnh hưởng đến giá kim cương, cũng như cách bạn có thể sử dụng nó để tạo lợi thế cho mình với tư cách là người mua.

6. Tầm quan trọng của danh mục

Tôi nhấn mạnh đến các danh mục, bởi vì bạn có thể nhầm tưởng rằng giá mỗi carat liên tục tăng khi trọng lượng tăng lên, nhưng không phải vậy.

Vì kim cương là một sản phẩm bán lẻ được thúc đẩy bởi cảm xúc hơn là lý trí, một viên kim cương 0,99ct chỉ có giá trị cao hơn khoảng 1% so với một viên kim cương tương tự nặng 0,98ct. Nhưng một viên kim cương 1,00ct có giá trị cao hơn khoảng 20% ​​so với một viên kim cương 0,99ct tương tự. Tại sao vậy?

Có thể vì bây giờ bạn có thể nói đó là “một viên kim cương một carat” hoặc có thể vì bây giờ nó là ba chữ số đầy đủ. Ai biết. Nhưng với kim cương, đó là tất cả về cảm giác. Điều kỳ quặc nhỏ về công việc kinh doanh này là lý do duy nhất khiến có rất nhiều viên kim cương được cắt kém chất lượng.

Thanh Thái

Bài đăng phổ biến từ blog này

Số người thích đeo nhẫn vàng 24k nữ 1 chỉ nhiều hay ít?

Giá nhẫn kim tiền vàng 18K năm 2021 hiện nay là bao nhiêu?

Nên nghe nhạc thiền tịnh tâm gồm những ai?