Nghi vấn Metro khai gian trốn thuế tại Việt Nam
Cục thuế đang đặt ra nghi vấn lớn về hệ thống siêu thị Metro đang khai gian doanh thu để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp trong suốt 12 năm trời.
Lãi mà Metro Việt Nam thu được cực kỳ lớn và tăng mạnh đều đặn qua các năm, đó là thống kê sơ bộ của chuyên gia trong ngành khi lấy số liệu thu chi tại vòng ngoài của việc Metro kinh doanh, rõ ràng hơn là việc Metro liên tục mở thêm các đại siêu thị trên khắp cả nước từ năm này sang năm khác trước sự kinh ngạc của nhiều đại gia bán lẻ khác, blog Đặng Thanh Thái còn nhận thấy được lượng người tìm đến Metro để mua sắm cũng chỉ tăng mà chưa từng giảm, thế thì việc phía Metro khai lỗ liên tục là một điều hết sức đáng ngờ.Phân tích kỹ hơn về việc này thì bài Metro chưa từng nộp thuế thu nhập sau 12 năm kinh doanh ở Việt Nam mà VnExpress đã đăng có nội dung như sau:
Doanh thu tăng hơn 24 lần, liên tục mở rộng và hiện có 19 trung tâm bán buôn, song suốt thời gian kinh doanh ở Việt Nam, Metro Cash & Carry liên tục báo lỗ và chưa từng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tháng 3/2002, Công ty Metro Cash & Carry Vietnam (MCC Việt Nam) chính thức gia nhập thị trường với việc khai trương trung tâm đầu tiên tại TP HCM với số vốn ban đầu 78 triệu USD. Metro Cash & Carry chuyên về mảng bán buôn, là một trong 3 thương hiệu độc lập được xây dựng dựa trên 3 phân khúc thị trường khác nhau của Metro Group (Đức). Ngay từ khi đặt chân vào Việt Nam, MCC đã tiếp cận phương thức bán sỉ, với nhóm khách hàng chính là nhà hàng, khách sạn, căng tin, nhà phân phối, đại lý, tiệm tạp hóa...
Tập đoàn Metro chính thức có mặt tại Việt Nam từ đầu năm 2002. Ảnh: VnExpress
Cái tên Metro nổi tiếng, cộng với trải nghiệm mua hàng mới mẻ, chưa từng có khi ấy đã thu hút không chỉ các tiểu thương, mà còn cả người tiêu dùng Việt Nam. Khái niệm "đi Metro" dần trở nên quen thuộc với nhiều gia đình thành thị, khi có dịp cần mua sắm lớn, phục vụ cho các dịp lễ tết, hội hè. Cũng vì vậy, nhiều người dù không buôn bán, cũng cố gắng sở hữu hoặc mượn một tấm thẻ hội viên để được vào mua sắm.
Tháng 7/2003, MCC mở tiếp trung tâm bán sỉ thứ hai, đặt tại Hà Nội. Từ đó đến nay, mỗi năm đơn vị này khai trương đều đặn một đến hai trung tâm. Trong năm 2010, 2011, và 2012, Metro thậm chí còn mở mới 4 đại siêu thị mỗi năm – tốc độ khiến không ít đại gia phân phối trong nước phải giật mình.
Với tiến độ như vậy, sau 12 năm, hiện Metro Việt Nam có 19 trung tâm tại 14 tỉnh thành, 5 kho trung chuyển và tổng cộng 3.600 nhân viên. Đi kèm theo đó là tốc độ tăng trưởng không ngừng của doanh thu. Theo báo cáo tài chính của Tập đoàn Metro năm 2002, doanh thu của MCC Việt Nam đạt 38 triệu euro, tương đương hơn 600 tỷ đồng (theo tỷ giá lúc đó). Đến năm 2013, doanh thu tăng lên 516 triệu euro, tức vào khoảng 14.731 tỷ đồng, tăng hơn 24 lần. Việt Nam cũng là thị trường có doanh thu lớn thứ 2 tại châu Á, sau Trung Quốc.
Diễn biến doanh thu của Metro Việt Nam trong 12 năm gia nhập thị trường Việt Nam. Số liệu: Báo cáo tài chính Tập đoàn Metro.
Tương phản với tốc độ mở rộng và doanh thu, con số lợi nhuận, theo báo cáo của doanh nghiệp lại không hề khả quan. Một báo cáo ngành thuế công bố năm 2013 cho thấy Metro Cash & Carry đứng đầu bảng trong danh mục các doanh nghiệp FDI khai lỗ. Trong hơn 12 năm hoạt động tại Việt Nam, duy nhất năm 2010, công ty báo lãi 116 tỷ đồng. Các năm còn lại, con số lỗ của của Metro dao động từ 89 đến 160 tỷ đồng. Do đó, thời gian qua doanh nghiệp này mới chỉ nộp thuế giá trị gia tăng, môn bài, tiền thuê đất, thuế nhà thầu. Riêng thuế thu nhập doanh nghiệp, Metro chưa nộp đồng nào và trở thành một trong những doanh nghiệp FDI bị cơ quan thuế đặt dấu hỏi lớn về vấn đề chuyển giá.
Tuy nhiên, khi giải trình với ngành, đại diện phía MCC từng cho biết, do chi phí để đầu tư một trung tâm bán sỉ rất lớn. Trong khi những năm gần đây số lượng siêu thị mở mới nhiều, doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt nên phải mất trung bình ba năm kể từ khi khai trương mới có lãi. Các trung tâm lại mở liên tiếp nhau, hoạt động chưa ổn định ngay nên công ty bị lỗ kéo dài.
Việc mở rộng quy mô là nguyên nhân khiến đại gia bán lẻ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khi khai trương một trung tâm tại Hà Nội cách đây hơn một năm, Giám đốc điều hành của MCC Việt Nam từng cho biết, trong vòng 3-5 năm tới, sẽ phấn đấu để có từ 30-35 trung tâm tại đây. Vị này cũng nhận định lạc quan về thị trường Việt Nam nên vẫn muốn tiếp tục đầu tư.
Đến đầu tháng 8 năm nay, Tập đoàn Metro lại bất ngờ thông báo đã thỏa thuận bán Metro Việt Nam cho Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan với giá 655 triệu euro (khoảng 18.700 tỷ đồng). Dự kiến thương vụ sẽ hoàn tất trong nửa đầu năm 2015.
Trao đổi với VnExpress ngày 11/8, một lãnh đạo ngành thuế nhận định, vẫn còn nhiều câu hỏi xung quanh hoạt động kinh doanh của Metro tại Việt Nam. Tuy nhiên, ông này cho rằng, tỷ phú Thái chi một số tiền lớn như vậy để mua lại thì chứng tỏ tiềm năng của doanh nghiệp không chỉ đơn giản là nhìn vào con số lợi nhuận.
Bên cạnh việc báo lỗ liên tiếp, có thời điểm, Metro Việt Nam từng bị nghi ngờ do khó khăn nên đã tìm cách lấn sân sang bán lẻ khi tạo điều kiện cho khách vào mua hàng, kể cả người không có thẻ hội viên.
Với những số liệu về Metro Cash & Carry tại Việt Nam rõ ràng tính thực tế và dễ dàng nhận ra là chính xác ở trên lẫn các phân tích hết sức hợp lý sẽ thấy rằng chuyện Metro thua lỗ liên tiếp như vậy là cực kỳ vô lý, chẳng ai thua lỗ mà liên tục mở rộng được hoạt động kinh doanh trong sốt hơn chục năm trời và cũng chẳng ai bị lỗ ngớ ngẩn một cách dai dẳng như vậy khi lượng khách hàng liên tục tăng theo năm tháng.
Thanh Thái