Ngành kinh doanh xe máy đã ế nay càng ế
Doanh số xe máy giảm tại thị trường lớn nhất thế giới có thể là hậu quả của việc chuyển dịch xu hướng tiêu dùng giống như tại Việt Nam những năm trước.
Năm 2019, thị trường Việt Nam tiếp tục cắm cờ ở vị trí số 4 trên bản đồ doanh số xe máy thế giới với 3,254 triệu xe nhưng đã giảm nhẹ 3,87% so với năm 2018. So với thời kỳ lên đỉnh doanh số 4,4 triệu chiếc vào năm 2011, 3,254 triệu xe là con số đáng báo động nhưng vẫn cao hơn “điểm trũng” cách đây vài năm trước thời điểm người dân chuyển dịch mạnh sang xe tay ga.
Trên thế giới, 2019 cũng là năm đánh dấu đà sụt giảm mạnh mẽ từ thị trường lớn nhất - Ấn Độ. Sẽ rất bất ngờ khi con số 3,1 triệu xe giảm so với năm 2018 tại Ấn Độ gần bằng số xe bán ra tại thị trường lớn thứ 4 thế giới - Việt Nam. Kết thúc năm, Ấn Độ chỉ bán được 18,5 triệu xe, tất cả là vì các hãng xe nội địa như Hero giảm 14%, Bajaj giảm 12% và Royal Enfield giảm tới 16% khiến toàn thị trường mất 19%.
So với Việt Nam, Ấn Độ là thị trường màu mỡ hơn nhiều bằng chứng có thể dựa vào doanh số hàng năm cũng như những ưu ái của các nhà sản xuất. Xe hai bánh tại đây luôn có giá “giật mình” khiến nhiều người Việt phải ước…”giá như”. Tuy nhiên xu hướng tiêu dùng của hai thị trường lại khác nhau, người Việt yêu thích những mẫu xe nữ tiện dụng hay xe ga kiểu cách thì người Ấn chuộng xe côn tay, xe nam với bình xăng trước hơn.
Sự suy yếu của các hãng xe nội địa vốn mạnh về các dòng xe tương tự tại Ấn Độ có thể là bước đầu chuyển hóa trong xu hướng tiêu dùng của người Ấn như thời kỳ thị trường Việt chuyển giao giữa xe số và xe tay ga. Sự chuyển hóa này là tự nhiên khi các đô thị ngày càng đông đúc, thu nhập người dân tăng khiến nhu cầu về các dòng xe tay ga tiện lợi trở lên phổ biến hơn.
Ví như trong năm 2019, thế giới tiêu thụ 60,1 triệu xe thì có tới 24,8 triệu xe ga. Đây là con số rất lớn khi chưa tính tới những dòng xe ga dung tích nhỏ nằm chung trong số 25,8 triệu xe 50cc bán ra thị trường. Xu hướng mua xe tay ga rõ ràng là tất yếu nhất là tại những thị trường lớn thứ 2, thứ 3 và thứ 4 như Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam.
Dù thị trường Ấn Độ “mất” 3,1 triệu xe trong năm 2016 nhưng nhờ mức tăng 1,3 triệu xe lên 16,3 triệu chiếc tại Trung Quốc và 1,1 triệu chiếc tại châu Âu, doanh số xe máy toàn cầu đã được “cứu” khi chỉ giảm 1,6 triệu xe so với năm 2018.
Tuy nhiên, năm 2020 có thể còn “âm u” hơn khi hai thị trường tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2019 là Trung Quốc lẫn châu Âu đều đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch viêm phổi Covid-19. Dịch bệnh không chỉ khiến nhà máy, cửa hàng đóng cửa mà còn khiến cả nền kinh tế trì trệ dẫn tới nhu cầu mua sắm giảm.
Nhiều khả năng doanh số xe máy thế giới sẽ giảm đều tại hầu hết thị trường lớn trong năm nay. Để thay đổi điều này các nhà sản xuất cần có chiến lược giá tốt hơn, bổ sung thêm công nghệ, đón đầu xu hướng để có thể kích thích nhu cầu mua sắm của người dân.
Xe máy đang dần thoái trào
Năm 2019, thị trường Việt Nam tiếp tục cắm cờ ở vị trí số 4 trên bản đồ doanh số xe máy thế giới với 3,254 triệu xe nhưng đã giảm nhẹ 3,87% so với năm 2018. So với thời kỳ lên đỉnh doanh số 4,4 triệu chiếc vào năm 2011, 3,254 triệu xe là con số đáng báo động nhưng vẫn cao hơn “điểm trũng” cách đây vài năm trước thời điểm người dân chuyển dịch mạnh sang xe tay ga.
Trên thế giới, 2019 cũng là năm đánh dấu đà sụt giảm mạnh mẽ từ thị trường lớn nhất - Ấn Độ. Sẽ rất bất ngờ khi con số 3,1 triệu xe giảm so với năm 2018 tại Ấn Độ gần bằng số xe bán ra tại thị trường lớn thứ 4 thế giới - Việt Nam. Kết thúc năm, Ấn Độ chỉ bán được 18,5 triệu xe, tất cả là vì các hãng xe nội địa như Hero giảm 14%, Bajaj giảm 12% và Royal Enfield giảm tới 16% khiến toàn thị trường mất 19%.
So với Việt Nam, Ấn Độ là thị trường màu mỡ hơn nhiều bằng chứng có thể dựa vào doanh số hàng năm cũng như những ưu ái của các nhà sản xuất. Xe hai bánh tại đây luôn có giá “giật mình” khiến nhiều người Việt phải ước…”giá như”. Tuy nhiên xu hướng tiêu dùng của hai thị trường lại khác nhau, người Việt yêu thích những mẫu xe nữ tiện dụng hay xe ga kiểu cách thì người Ấn chuộng xe côn tay, xe nam với bình xăng trước hơn.
Sự suy yếu của các hãng xe nội địa vốn mạnh về các dòng xe tương tự tại Ấn Độ có thể là bước đầu chuyển hóa trong xu hướng tiêu dùng của người Ấn như thời kỳ thị trường Việt chuyển giao giữa xe số và xe tay ga. Sự chuyển hóa này là tự nhiên khi các đô thị ngày càng đông đúc, thu nhập người dân tăng khiến nhu cầu về các dòng xe tay ga tiện lợi trở lên phổ biến hơn.
Những chiếc xe số đang nhường chỗ cho xe tay ga tại các đô thị lớn
Ví như trong năm 2019, thế giới tiêu thụ 60,1 triệu xe thì có tới 24,8 triệu xe ga. Đây là con số rất lớn khi chưa tính tới những dòng xe ga dung tích nhỏ nằm chung trong số 25,8 triệu xe 50cc bán ra thị trường. Xu hướng mua xe tay ga rõ ràng là tất yếu nhất là tại những thị trường lớn thứ 2, thứ 3 và thứ 4 như Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam.
Dù thị trường Ấn Độ “mất” 3,1 triệu xe trong năm 2016 nhưng nhờ mức tăng 1,3 triệu xe lên 16,3 triệu chiếc tại Trung Quốc và 1,1 triệu chiếc tại châu Âu, doanh số xe máy toàn cầu đã được “cứu” khi chỉ giảm 1,6 triệu xe so với năm 2018.
Tuy nhiên, năm 2020 có thể còn “âm u” hơn khi hai thị trường tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2019 là Trung Quốc lẫn châu Âu đều đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch viêm phổi Covid-19. Dịch bệnh không chỉ khiến nhà máy, cửa hàng đóng cửa mà còn khiến cả nền kinh tế trì trệ dẫn tới nhu cầu mua sắm giảm.
Nhiều khả năng doanh số xe máy thế giới sẽ giảm đều tại hầu hết thị trường lớn trong năm nay. Để thay đổi điều này các nhà sản xuất cần có chiến lược giá tốt hơn, bổ sung thêm công nghệ, đón đầu xu hướng để có thể kích thích nhu cầu mua sắm của người dân.